KHU BTTN TÀ ĐÙNG - TỈNH ĐẮK NÔNG - CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN RỪNG - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG

05/11/2017

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tà Đùng cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 50km về phía Đông Bắc, nằm trên địa bàn xã Đăk Som thuộc huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông được thành lập theo Quyết định số 07/2003/QĐ-UBND ngày 6/01/2003 của UBND tỉnh Đăk Lăk. Tổng diện tích tự nhiên 21.307,73 ha.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng nằm ở phía Đông của cao nguyên Đăk Nông, phía Tây của cao nguyên Di Linh và phía Tây Nam của vùng núi cao Chư Yang Sin. Là nơi có đặc trưng bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng kín hỗn giao lá rộng lá kim. Đây là các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiếm có của vùng Cao nguyên.Theo đánh giá của các nhà khoa học, Khu BTTN Tà Đùng khá đa dạng về nguồn gen động thực vật, trong đó có các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như: Thích hoa đỏ, Trường sâng, Răng cá, Bồ an lõi xanh, Dầu haselt, Trầm hương…về hệ động vật có các loài động vật đặc hữu, quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, như Hổ, Báo hoa mai, Cu li nhỏ, Chà vá chân đen, Hồng hoàng… Ngoài những giá trị đa dạng sinh học cao. Như vậy, Khu BTTN Tà Đùng còn có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn của 02 con sông lớn (sông Krông Nô - Sêrêpôk ở phía Bắc và sông Đồng Nai ở phía Nam) cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất công – nông nghiệp, điện năng, … cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, các nhà máy thủy điện còn tạo ra hồ nước trên cao có diện tích khoảng 3.631,5 ha mặt nước và hình thành nên 47 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có một số đảo của Khu bảo tồn có diện tích khá lớn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn và các xã vùng đệm.

Thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2017, Khu BTTN Tà Đùng được giao kế hoạch trồng rừng thay thế tại Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 6/03/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc giao kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2017 và hỗ trợ trồng rừng tập trung cho các đơn vị và địa phương theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 391,2 ha. Đơn vị đã triển khai trồng 322,987 ha, đạt 82,56% kế hoạch. Trong đó: 181,026 ha trên diện tích bán ngập diện tích đất đã chuyển đổi mục đích sang xây dựng các công trình thủy điện và 141,961 ha trồng Sao đen (Hopea odorata), Dầu rái (Dipterocarrpus alatus Roxb. ex G.Don) và Thông ba lá (Pinus kesiya), cụ thể:

+ Diện tích 100,759 ha trên diện tích bán ngập được chuyển tiếp năm 2016 theo Quyết định số1469/QĐ-UBND ngày 23/08/2016 của UBND tỉnh Đăk Nông. Tại khoảnh 3,4,5,6,7,8 - Tiểu khu 1806; khoảnh 1,3,4,6 - Tiểu khu 1810; Khoảnh 3,4 - Tiểu khu 1813. Loài cây trồng: Gáo nước (Cephalanthus tetrandra ).

+ Diện tích 80,267 ha trên diện tích bán ngập tại khoảnh 6,7,8, 10, 11, 12 - Tiểu khu 1802; khoảnh 1, 2 - Tiểu khu 1803; Khoảnh 5 - Tiểu khu 1807 tại khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6,7,8, 9, 10 - Tiểu khu 1809; tại khoảnh 1, 2, 3, 4, 6,7,8, 9, 10, 11, 12 - Tiểu khu 1813. Loài cây trồng: Gáo nước (Cephalanthus tetrandra )

Hình ảnh: Cây gáo nước (Cephalanthus tetrandra ) được trồng trên diện tích bán ngập nước

+ Diện tích 36,843 ha tại Khoảnh 2 - Tiểu khu 1803; Khoảnh 1, 2, 3, 6, 7 - Tiểu khu 1807; Khoảnh 1, 2, 3, 8, 10, 11 - Tiểu khu 1811 và Khoảnh 3 - Tiểu khu 1814. Loài cây trồng: Sao đen (Hopea odorata), Dầu rái (Dipterocarrpus alatus Roxb. ex G.Don).

+ Diện tích 105,118 ha tại Khoảnh 4, 5, 6, 7, 8- Tiểu khu 1772. Loài cây trồng: Thông ba lá (Pinus kesiya).

Ưu điểm lớn nhất của cây gáo nước là cây có thể chịu ngập 6 tháng mà vẫn phát triển bình thường, có thể chống xói mòn nên có thể bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên rất tốt. Ngoài ra, cây gáo vàng còn có thể tạo môi trường, cảnh quan và đặc biệt là có giá trị kinh tế khá cao. Kỹ thuật chăm sóc cây cũng khá đơn giản, sau khi cây hết bị ngập thì tiến hành vun xới gốc, phát dọn đường ranh... Khi cây cây gáo nước giáp tán, sẽ hạn chế được cây cỏ dại bùng phát sau khi nước rút (chủ yếu là cây mai dương, còn gọi là cây mắc cỡ Ma Vương) và chống được bồi lắng lòng hồ. Mặt khác, khi có rừng bán ngập phát triển sẽ ngăn chặn hiện tượng rửa trôi phù sa trên mặt đất những tháng hồ thủy điện tích nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan, hệ động vật có điều kiện phân bố, phát triển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sinh cho địa phương.

Theo quy hoạch 3 loại rừng tại Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đăk Nông thì diện tích trồng rừng trên thuộc quy hoạch đất rừng đặc dụng.

Đến thời điểm hiện tại, các loài cây trồng Thông ba lá, Dầu rái và Sao đen sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 85%. Đối với loài cây Gáo nước, do nước ngập trên toàn bộ diện tích rừng trồng nên đơn vị chưa thể đánh giá được.

Vừa trồng vừa rút kinh nghiệm

Về giống cây gáo nước bán ngập vì lần đầu tiên trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nên các đơn vị này đã thí điểm trước. Cái khó của diện tích đất bán ngập trên các hồ là không chịu tác động lên xuống như nước thủy triều, mà phụ thuộc trực tiếp vào sự điều tiết nước của các nhà máy thủy điện. Có thời điểm nước ngập hai đến ba tháng, có lúc lại khô cạn nhiều tháng liền, gây nhiều khó khăn cho công việc xuống giống. Dù cây gáo nước cũng có khả năng chịu hạn, chịu ngập tốt, nhưng khi mới trồng cây còn nhỏ, thấp, khả năng chống chọi với nước yếu, chỉ cần nước ngập qua ngọn khoảng 15 ngày liên tục cây sẽ chết.

Để khắc phục những khó khăn đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng đã chuẩn bị khâu trồng rừng thật chu đáo, tính toán, điều chỉnh vị trí, khu vực trồng gáo hợp lý như chọn diện tích bán ngập cao trồng trước,.. nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cây chết trong mùa thủy điện tích nước, xả nước. Bên cạnh đó, đối với diện tích trồng rừng bán ngập, tỷ lệ trồng dặm rất lớn (lớn hơn 10% trồng dặm quy định) do bị động vật phá hại.

Điều nguy hại nhất, khi cây mai dương phát triển thì trồng gáo nước sẽ không cây phát triển được. Với phương pháp vừa làm vừa rút kinh nghiêm, hiện nay hơn 200 ha gáo nước đã vươn cao và phát triển rất tốt.

Nguồn: Hòa Bình – Chi cục Kiểm lâm vùng IV