Gia Lai: Tài nguyên rừng liên tục ‘ chảy máu’!

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm 2 huyện Krông Pa và Kbang, chỉ
trong tháng 9 và tháng 10- 2015, Hạt kiểm lâm nơi đây đã phát hiện nhiều vụ phá
rừng nghiêm trọng.

Chỉ riêng trên địa bàn huyện Krông Pa đã xảy ra 03 vụ. Vụ thứ
nhất diễn ra tại địa bàn xã Ia Hdreh diện tích rừng bị phá là 15.200 m2, Vụ thứ
2 thuộc Lô 10, 11,17, khoảnh 7 tiểu khu 1430 xã Ia Hdreh tổng diện tích bị phá
13.160m2 và vụ thứ 3 diễn ra tại địa điểm thuộc lô 1, 2, 7,9,12,14,18,21; khoảnh
5,7,8 ; tiểu khu 1430 cũng tại xã Ia Hdreh- Huyện Krông pa, Diện tích bị phá là
43.560m2. Tổng diện tích bị phá gần 72.000 m2.

Điều đáng nói là các đối tượng phá rừng đều là người địa
phương và Hạt Kiểm lâm huyện này khởi tố vụ án hình sự, chuyển hồ sơ cho Cơ
quan CSĐT Công an huyện Krông Pa

Gỗ và phương tiện bị lực lượng Kiểm lâm thu giữ tại huyện
Krong Pa

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Ban Quản lý rừng phòng hộ Ea Rsai
(Krông Pa, Gia
Lai
) chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn trong công tác giữ rừng: “ Lực
lượng mỏng bởi thực tế, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ea Rsai được giao hơn 18 ngàn
ha rừng nhưng chỉ có 19 con người. Trong khi đó, tiền giao khoán rừng cho dân lại
rất ít, đến nay mới chỉ có kinh phí giao khoán được 2 ngàn ha cho người dân bảo
vệ, diện tích còn lại liên tục bị các đối tượng lén lút khai phá. Đã vậy lực lượng
bảo vệ không được trang bị sắc phục như lực lượng kiểm lâm!!!

Một lý do nữa khiến lực lương bảo vệ rừng khó bắt giữ, đó là
người dân sống chung quanh rừng phòng hộ đời sống thấp, không có việc làm nên
hàng ngày, cứ sau vụ mùa sản xuất người dân khắp nơi lại đổ vào rừng chặt gỗ về
bán kiếm tiền. Sáng đi xe máy lên rừng, tối về chở theo vài khúc gỗ là kiếm được
ít tiền nên họ bất chấp pháp luật.”

Một cán bộ pháp chế thuộc Hạt Kiểm lâm Krông Pa cho biết:
Trong năm 2015 đã phát hiện xử lý 72 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng,
tổng thu nộp ngân sách trên 750 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế việc người dân lấy
gỗ về bán cho các “đầu nậu” trên địa bàn Krông Pa còn rất phức tạp.

Không chỉ ở Krong pa, tình trang khai thác gỗ trái phép còn
diễn ra phức tạp trên địa bàn huyện Kbang. “ Lâm tặc” đã lén lút đốn hạ hai cây
gỗ hương quý. Đến nay lực lượng chức năng vẫn chưa truy tìm được thủ phạm gây
ra vụ chặt hạ 02 gỗ quý nói trên để xử lý theo quy định của pháp luật.”

Gỗ bị lực lượng kiểm lâm thu giữ tại huyện
Kbang

Phương tiện vận chuyển gỗ của ” tiểu lâm tặc”
bị thu giữ

Cũng tại Huyện Kbang, đã có trường hợp “ lâm tặc” chống lại
lực lượng thi hành công vụ khi chặn xe khống chế, uy hiếp lực lượng Công an Huyện,
Kiểm lâm địa bàn và Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Krong pa để giải thoát cho các đội
tượng khai thác gỗ trái phép trên lâm phần Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Krong Pa quản
lý!

Một điểm chung của tình trạng để xảy ra nạn phá rừng theo lý
giải của BQL rừng và các hạt kiểm lâm là lực lượng mỏng, chế độ đãi ngộ chưa xứng
đáng, kinh phí khoán bảo vệ rừng quá thấp… Đặc biệt là hình thức khoán bảo vệ rừng
chưa phù hợp. Đây là những vấn đề thực tiễn cần được các cấp chính quyền quan
tâm

Về phía lực lượng thực thi pháp luật, rất cần sự phối hợp của
các cơ quan liên quan như Hạt Kiểm lâm, CA, chính quyền địa phương, các đoàn thể
xã hội- nói chung là cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, có như thế công cuộc
bảo vệ rừng mới thực sự chuyển biến

Nguồn: Báo tầm nhìn

Web: http://tamnhin.net/

Trang web này sử dụng cookie để mang đến cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.