Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên 968.960,64 ha, trong
đó diện tích đất có rừng 617.873,7ha, diện tích đất lâm nghiệp không có rừng 162.425ha
phân bố trên địa bàn 10 huyện, thành phố (theo quyết định số
3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 về công bố hiện trạng rừng năm 2015).
Toàn tỉnh có khoảng 495,9 nghìn người, chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
hơn 53% và là tỉnh có 237 km đường biên giới tiếp giáp với 02 nước Lào và Campuchia.
Trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng tại tỉnh Kon Tum nói
riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên, tình hình vi phạm Luật bảo
vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp, có xu
hướng gia tăng cả về số vụ lẫn tính chất, mức độ vi phạm. Chính vì
vậy, chưa đáp ứng công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay.
Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2017 của
tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung xác định nhiều
mục tiêu quan trọng, trong đó nâng cao nhận thức toàn xã hội trong công
tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn được xác định là mục
tiêu hàng đầu.
Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý bảo vệ
và phát triển rừng năm 2017, trên cơ sở quy chế phối hợp đã được hai
bên ký kết. Từ ngày 31/3/2017 đến ngày 10/4/2017 Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối
hợp Chi cục Kiểm lâm Kon Tum tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác
nhau với nội dung phong phú như: Họp dân, phát tờ rơi, Poster và tuyên truyền lưu
động,… đã họp được 12 thôn, buôn trên địa bàn 12 xã và phát 4.000 tờ rơi, 400
poster.
Đồng thời, tổ tuyên truyền đã dùng phương tiện ô tô, loa,
khẩu hiệu, pano, áp-phích,.. đi dọc các tuyến đường liên xã của 04 huyện Kon
Plong, Kon Rẫy, Sa Thầy, Ia H’ Drai phổ biến giáo dục pháp luật về các nội
dung của Luật bảo vệ và phát triển rừng:
Nghị định của chính phủ về phòng cháy chữa cháy; Nghị định của chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; các chính
sách về bảo vệ rừng; khuyến cáo cho người dân biết được cách dự báo cháy rừng,
phân được vùng trọng điểm cháy rừng để phòng cháy có hiệu quả.
Ảnh: Tuyên truyền công tác BVR, PCCCR cho người dân
Qua công tác tuyên truyền đã phần nào giúp cho các cấp chính
quyền địa phương (đặc biệt cán bộ xã, người dân thôn, buôn ở vùng sâu, vùng xa)
thấy được vai trò trách nhiệm chủ động phối hợp nâng cao ý thức của cộng
đồng sống gần rừng, toàn xã hội trong công tác quản lý bảo vệ nhằm phát
triển rừng một cách có hiệu quả, bền vững hơn.
Nguồn: Phòng NV3 – Chi cục Kiểm lâm vùng IV