Dù gặp nhiều khó khăn nhưng lực lượng kiểm lâm thuộc Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối hợp các tỉnh trên địa bàn luôn cố gắng giữ rừng một cách hiệu quả.
Thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc
Chi
cục Kiểm lâm vùng IV (đóng chân trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk) được nhiệm
vụ quản lý khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên gồm 11 tỉnh,
thành phố có tổng diện tích tự nhiên 8,794 triệu ha, chiếm 26,57% diện
tích toàn quốc. Toàn khu vực có 5,548 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó
đất có rừng 4,520 triệu ha, bao gồm: 3,251 triệu ha rừng tự nhiên và
1,269 triệu ha rừng trồng (cả rừng trồng chưa thành rừng) và 1,028 triệu
ha đất chưa có rừng. Độ che phủ rừng toàn vùng bình quân đạt 48,73%,
tăng 0,25% so với cùng kỳ năm 2019.
Chi cục Kiểm lâm vùng IV có các nhiệm vụ
chính là triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, phương
án về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về công tác giao
rừng, cho thuê rừng; thống kê, thu thập, quản lý cơ sở dữ liệu về quản
lý, bảo vệ rừng; tham gia thực hiện quy chế quản lý giống, kiểm nghiệm
chất lượng cây lâm nghiệp mới.
Phối
hợp, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng; xử lý hoặc tham gia xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng;
hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng;
phối hợp với các đơn vị có liên quan và kiểm lâm địa phương thực hiện
công tác quản lý, phát triển, bảo vệ rừng; thực hiện huấn luyện nghiệp
vụ chuyên ngành cho lực lượng bảo vệ rừng cơ sở; tổ chức quản lý cơ sở
dữ liệu chuyên ngành về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy và
quản lý lâm sản trên địa bàn…
Theo Chi
cục Kiểm lâm vùng IV hiện nay các chính sách đãi ngộ đối với lực lượng
kiểm lâm còn nhiều bất cập khiến lực lượng này gặp nhiều khó khăn trong
công tác quản lý, bảo vệ rừng. Cụ thể kiểm lâm gặp nhiều khó khăn về số
lượng biên chế, điều kiện làm việc, đặc thù địa hình, diện tích rừng
rộng lớn, chủ yếu làm việc ở các Trạm, các tổ đội nằm sát rừng, cơ sở
vật chất thiếu thốn, chưa đảm bảo.
Nhiều
địa phương hiện nay biên chế kiểm lâm không đáp ứng đủ yêu cầu thực tế,
do vậy hầu hết công chức kiểm lâm phải kiêm nhiệm nhiều vị trí, phụ
trách nhiều địa bàn. Đặc biệt số lượng công chức kiểm lâm trên 50 tuổi
chiếm tỷ lệ cao, hầu hết không đảm bảo sức khỏe để tuần tra bảo vệ rừng
và đối mặt xử lý các đối tượng manh động, chống đối lực lượng thi hành
công vụ.
Trong
khi đó, chế độ chính sách về lương, tuổi nghỉ hưu của công chức kiểm
lâm so với điều kiện làm việc thực tế chưa tương xứng. Nhiều trường hợp
lớn tuổi, sức khỏe không đảm bảo nhưng chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu
theo quy định; việc thực hiện các thủ tục để kiểm lâm hưởng chế độ về
thương binh, liệt sỹ cũng rất khó khăn.
Ngoài
ra, quyền hạn của kiểm lâm cũng rất hạn chế và đang dừng lại ở mức độ
thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Theo số
liệu tổng hợp từ các tỉnh trong vùng, trong năm 2021 xảy ra 11 vụ chống
người thi hành công vụ, tăng 1 vụ và gây hậu quả làm 5 người bị thương,
giảm 1 người (giảm 16,67%) so với năm 2020.
Liên
quan đến những khó khăn của ngành kiểm lâm hiện nay, Chi cục Kiểm lâm
vùng IV đã chủ động đề xuất Cục Kiểm lâm tham mưu Bộ NN-PTNT ban hành,
hướng dẫn các địa phương củng cố, kiện toàn kiểm lâm một cách thống nhất
từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay, Cục Kiểm lâm đang phối hợp cùng
các địa phương, cơ quan liên quan tham mưu xây dựng trong chương trình
kế hoạch công tác 2022.
Đồng thời Chi cục Kiểm lâm vùng IV theo
dõi, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của kiểm lâm các địa phương trong
vùng để báo cáo, đề xuất Cục Kiểm lâm tham mưu Bộ NN-PTNT báo cáo Chính
phủ về chế độ nghỉ hưu trước tuổi, đưa vào danh mục nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm.
Luôn hoàn thành nhiệm vụ
Trao
đổi với phóng viên, ông Bùi Sanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
vùng IV cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, chính sách còn bất cập
nhưng ngành kiểm lâm đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhằm chào mừng
49 năm ngày thành lập ngành lực lượng Kiểm Lâm Việt Nam
(21/5/1973-21/5/2022).
Cụ thể tình
hình vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trong vùng cơ bản đã được kiểm
soát, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm dần theo từng năm; năm
2021 số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm 558 vụ so với cùng kỳ
năm 2020 (giảm 11,74%).
Việc chuyển
mục đích sử dụng rừng, đặc biệt là chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên
sang mục đích sử dụng khác và thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự
nhiên được các địa phương kiểm soát chặt chẽ. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế
hoạch lâm nghiệp về cơ bản đạt yêu cầu; năm 2020 độ che phủ rừng toàn
vùng bình quân đạt 48,73%, tăng 0,25% so với cùng kỳ năm 2019. Rừng tự
nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ
môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học.
Ông
Bùi Sanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng IV: “Để thực hiện
các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trong giai đoạn
hiện nay, Chi cục Kiểm lâm vùng IV tăng cường phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên với Kiểm lâm các tỉnh trong vùng theo quy chế phối hợp đã ký;
tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ
rừng nhằm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời các đối tượng
vi phạm lâm luật, như sử dụng phương tiện flycam, các nguồn ảnh viễn
thám Sentinel, Planet... Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong lực lượng, cơ
chế chính sách nhưng Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã hoàn thành tốt các
nhiệm vụ. Từ đó góp phần giữ các mảng xanh cho những địa phương quản
lý”.
Theo ông
Sanh, trong năm 2021 Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã chủ động lập kế hoạch,
tổ chức trinh sát, chủ trì và tham gia phối hợp với các đơn vị kiểm lâm
địa phương phát hiện và lập hồ sơ đã phát hiện 26 vụ vi phạm, tang vật
vi phạm 165,496 m3 gỗ tròn, xẻ các loại và diện tích rừng bị phá 3,421
ha. So với năm 2020 số vụ vi phạm giảm 38,10%, khối lượng gỗ thiệt hại
giảm 52,88% và diện tích rừng bị phá giảm 81,29%.
Ngoài
ra, hàng năm vào mùa cao điểm Chi cục Kiểm lâm vùng IV đều chủ động bố
trí các tổ thường trực (tại Phú Yên và Đắk Lắk), hỗ trợ người, phương
tiện và trang thiết bị sẵn sàng cơ động ứng cứu chữa cháy rừng; ứng công
nghệ thông tin, công nghệ GIS và ảnh viễn thám thực hiện dự báo tình
hình biến động rừng, bàn giao kết quả dự báo biến động rừng và phối hợp.
Hướng
dẫn, đôn đốc các địa phương kiểm tra, xác minh, xử lý, báo cáo và thực
hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng (năm 2021 đã bàn giao 23.401
điểm); đồng thời phối hợp hỗ trợ các tỉnh kiểm tra, truy quét các điểm
nóng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Trong
quá trình hoạt động, Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã kịp thời phối hợp với
lực lượng kiểm lâm các tỉnh trong vùng thực hiện tốt việc bảo vệ, phát
triển rừng, độ che phủ rừng hàng năm đạt chỉ tiêu. Đơn vị cũng chủ động
kiểm tra, phát hiện nhiều vụ vi phạm lớn, điển hình để bàn giao cho các
cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Các vụ việc được cơ quan chức
năng, chính quyền địa phương đánh giá cao như: Vụ tàng trữ lâm sản trái
pháp luật xảy ra ngày 20/7/2016 tại khu vực biên giới thuộc vùng giáp
ranh giữa huyện Buôn Đôn và Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) với tỉnh
Mondulkiri (Campuchia); vụ khai thác lâm sản trái pháp luật xảy ra vào
tháng 2/2017 tại VQG Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; vụ khai
thác lâm sản trái pháp luật xảy ra ngày 7/5/2018 tại Công ty TNHH MTV LN
Ia H’Drai, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum; vụ khai thác lâm sản trái
pháp luật xảy ra ngày 19/8/2019 tại tiểu khu 145, 148 và 154 thuộc xã
Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Mới nhất tháng 4/2022
Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã phát hiện, cung cấp chia sẻ thông tin và
phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện Ea Sup kiểm tra ban đầu vụ phá rừng với diện
tích lớn xảy ra tại khu vực tiểu khu 205 và 222, xã Ya Tờ Mốt huyện Ea
Sup tỉnh Đắk Lắk.
MINH QUÝ
Nguồn: https://nongnghiep.vn/chi-cuc-kiem-lam-vung-iv-vuot-kho-giu-rung-d323325.html