Thực hiện Chương trình, kế hoạch công tác năm 2017; Quy chế
phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm vùng IV và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh trong công
tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Chi cục Kiểm lâm vùng IV
đã phối hợp các tỉnh triển khai hoàn thành nhiệm vụ công tác bồi dưỡng, tập
huấn, diễn tập nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng kết
quả thực hiện như sau:
1. Mục tiêu công tác bồi dưỡng, tập huấn, diễn tập
- Mục tiêu chung: Nâng cao kiến thức, kỹ năng đối với học
viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy
rừng trong giai đoạn hiện nay tại địa phương. Đồng thời nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm của người trực tiếp tham gia công tác quản lý, bảo vệ và rừng
phát triển rừng tại 11 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên.
- Mục tiêu cụ thể: Học viên có khả năng hiểu, nắm vững, vận
dụng một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng,
phòng cháy chữa cháy rừng; Xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR, biết sử dụng
thiết bị công nghệ thông tin như GPS; thiết bị bảo hộ lao động, tự bảo vệ sức
khỏe và tính mạng cá nhân khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Nắm được những
kiến thức công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, khuyến lâm có khả năng
kiểm tra, giám sát, đánh giá, công nhận và quản lý chất lượng giống cây trồng
lâm nghiệp tại cơ sở, nhằm nâng cao năng suất giá trị của rừng phục vụ tái cơ
cấu ngành Lâm nghiệp.
2. Nội dung tập huấn
Tài liệu tập huấn về nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng: được biên soạn dựa trên các
tài liệu, văn bản quy phạm. Tài liệu tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy
rừng (Cục Kiểm lâm ban hành năm 2016); Cập nhật bổ sung những kỹ thuật, văn bản
quy phạm pháp luật như Luật bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định 157/2013/NĐ-CP
ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý
rừng, phát triển ừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006
của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Tài liệu nghiệp vụ đặc
thù chuyên ngành lâm nghiệp; Hướng dẫn sử dụng thiết bị định vị máy GPS; ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; công tác quản
lý giống cây trồng Lâm nghiệp và nghiệp vụ Khuyến lâm; Quyết định
1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/07/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt “Đề
án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”; Ứng dụng, sử dụng hệ thống theo dõi diễn biến
rừng và đất lâm nghiệp,..
3. Đối tượng tham gia bồi dường, tập huấn nghiệp vụ
Lực lượng công chức, viên chức Kiểm lâm và lực lượng làm
công tác bảo vệ rừng ở cơ sở (bao gồm lãnh đạo các Phòng, Hạt kiểm lâm, Đội
Kiểm lâm cơ động, lực lượng Kiểm lâm địa bàn, Hợp đồng bảo vệ rừng của các xã,
tổ trưởng, đội trưởng xung kích bảo vệ rừng địa phương,...) các tỉnh Duyên hải
Nam Trung Bộvà khu vực Tây Nguyên.
4. Địa điểm và thời
gian tổ chức hội nghị tập huấn
Ngoài ra còn tổ chức 02 hội nghị trong đó 01 hội nghị với 70
lượt người tham gia chuyên đề về công
tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng và Đề án tái cơ cấu ngành Lâm
nghiệp tại các tỉnh vùng Tây Nguyên; 01 hội nghị đánh giá kết quả công tác phối
hợp quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản khu vực Tây Nguyên và tỉnh Ninh Thuận
với 47 lượt người tham gia. Tổ chức huấn luyện diễn tập chữa cháy rừng cấp vùng tại tiểu
khu 118 xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với quy mô 5 ha với 368 lượt người
tham gia. Đây là một trong những hoạt động nghiệp vụ có tính thực tiễn cao
trong các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng,
giúp cho việc vận dụng, thực tế hóa các tình huống trong phương án
PCCCR, vì thế vừa có tác dụng cho công tác điều hành, chỉ huy chữa cháy, vừa
huấn luyện cho các lực lượng chữa cháy các cấp làm quen với việc chữa cháy
rừng.
Toàn cảnh khóa bồi dường, tập huấn nghiệp vụ tại tỉnh Bình
Định
5. Đánh giá chung về kết quả bồi dường, tập huấn, diến tập
5.1. Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tổng
cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và Văn phòng BCĐNN về Kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011-2020, trong công tác xây dựng kế hoạch tổ chức lớp
tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, PCCCR và nghiệp vụ đặc thù chuyên ngành công
tác quản lý giống cây trồng, tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm lâm một số
vùng trọng điểm vùng đồng bào dân tộc.
- Trong quá trình tổ chức các lớp tập huấn luôn nhận được sự
ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của Chi cục Kiểm lâm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên.
- Mặc dù học viên đến từ nhiều đơn vị khác nhau, kiến thức,
kỹ năng và trình độ cũng khác nhau, nhưng các học viên đã có nhiều cố gắng
trong học tập, tích cực tham gia trao đổi, thảo thuận thực hiện bài tập theo
nhóm, thực hành và đều nắm bắt rất tốt được nội dung tập huấn.
5.2. Khó khăn:
- Do học viên đến từ nhiều đơn vị khác nhau, kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn và các kỹ năng cũng khác nhau nên
việc tiếp thu kỹ năng có nhiều khó khăn.
- Một số đơn vị chưa chủ động phối hợp trong công tác bồi
dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng tại các đơn vị trong phạm
vi khu vực.
6. Tinh thần của học viên và công tác tổ chức bồi dưỡng tập
huấn, diễn tập
6.1. Tinh thần học viên:
- Trong suốt khóa học, các học viên đã tham gia học tập đầy
đủ, đúng quy định.
- Mặc dù học viên đến từ nhiều đơn vị khác nhau, kiến thức,
kỹ năng và trình độ cũng khác nhau, nhưng các học viên đã có nhiều cố gắng
trong học tập, tích cực tham gia trao đổi, thảo thuận thực hiện bài tập theo
nhóm, thực hành. Do vậy, họ đã tích lũy được các kiến thức, kỹ năng và các bài
học kinh nghiệm thực tiễn giúp họ tự cải thiện, nâng cao năng lực và các kỹ
năng cần thiết để phục vụ công tác hiệu quả hơn.
6.2. Công tác tổ chức
bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
- Phương pháp tập huấn: Các báo cáo viên chủ yếu sử dụng
phương pháp lấy học viên làm trung tâm;
- Học viên được chia sẻ kinh nghiệm, được tham gia thảo
luận, trao đổi và tham gia thực hành thiết bị công nghệ thông tin máy như GPS,
máy tính, phần mềm theo dõi rừng và đất lâm nghiệp, các thiết bị phục vụ PCCCR
và thực hành, diễn tập chữa cháy rừng tại hiện trường;
- Báo cáo viên sử dụng bài giảng điện tử, trình chiếu trên
máy Projector với nhiều hình ảnh minh họa để tăng tính hiệu quả;
Cuối khóa bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ, học viên làm bài thu
hoạch kiểm tra kiến thức, 100% bài thu hoạch học viên đạt yêu cầu, trong đó có 58%
học viên đạt chất lượng tốt (Điểm kiểm tra từ 9 đến 10 điểm); 37% học viên đạt
chất lượng khá (Điểm kiểm tra từ 7 đến 8 điểm); 5% học viên đạt chất lượng
trung bình (Điểm kiểm tra từ 5 đến 6 điểm) và không có học viên chưa đạt chất
lượng.
7. Kết luận
Việc tổ chức hội nghị, tập huấn bồi dưỡng, tập huấn nghiệp
vụ năm 2017 đối với lực lượng Kiểm lâm thuộc 11 tỉnh (các tỉnh Duyên hải Nam
Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên) là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tế
trong thực thi công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, nghiệp vụ
đặc thù chuyên ngành lâm nghiệp cho lực lượng Kiểm lâm một số vùng trọng điểm
vùng đồng bào dân tộc tại một số tỉnh trọng điểm thuộc khu vực Tây Nguyên và
Duyên hải Nam Trung Bộ của các cơ quan, được thể hiện qua việc 490 học viên
thuộc các các Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên
nhiên và tổ đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng trong khu vực tham gia hội nghị
tập huấn. Thông qua đánh giá và ghi nhận trên cho thấy việc tổ chức hội nghị, tập
huấn bồi dưỡng nghiệp vụ tại 11 tỉnh (các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và khu
vực Tây Nguyên) đã đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng bảo vệ rừng cơ sở, các cơ quan liên quan tại 11 tỉnh
Duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là các Hạt Kiểm lâm và
đơn vị chủ rừng.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN, DIỄN TẬP NĂM 2017
Đ.C Hà Công Tài – Chi cục trưởng khai mạc khóa tập huấn tại
Gia Lai
Toàn cảnh Hội nghị tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tại Lâm Đồng
Học viên thực hành phần mềm theo dõi diễn biến đất lâm
nghiệp tại Ninh Thuận
Học viên cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn
Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Lâm Đồng
Nguồn: Phòng Nghiệp vụ III – Chi cục Kiểm lâm vùng IV