Ngày 20 và ngày 21 tháng 4 năm 2017, Chi
cục Kiểm lâm vùng IV đã phối hợp tham gia với Đoàn công tác của Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên do đồng chí Trần Đình Thu, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây
Nguyên làm Trưởng đoàn đã tiến hành làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm đồng và Đăk Nông về tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số
13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và Kết
luận Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải
pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
giai đoạn 2016-2020 (Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng
Chính phủ)
Đồng chí Phạm S-Phó chủ tịch tỉnh Lâm
Đồng phát biểu tại cuộc họp
Tại buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân
tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch tỉnh đã báo cáo với
đoàn công tác về tình hình triển khai nhiệm vụ trong công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Để thực
hiện có hiệu quả sau Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc, Ủy ban tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện tốt một số điểm
như sau:
UBND tỉnh đã ban hành một số các văn
bản như kế hoạch hành động số 6122/KH-UBND ngày 6/10/2016 để chỉ đạo
các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện nghiêm chủ
trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; đóng cửa rừng tự nhiên, không
thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác.
Để chủ động triển khai kiểm tra, rà soát, thu hồi các dự án, UBND
tỉnh đã ban hành quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 về thành
lập Đoàn công tác liên ngành kiểm tra toàn bộ các dự án đầu tư liên
quan đến đất rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 13-CT/TW
ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Ủy ban nhân dân
tỉnh đã ban hành một số văn bản như văn bản số 1290-CV/TU ngày
24/01/2017 về việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của
Ban Bí thư; văn bản số 1388-CV/TU ngày 08/3/2017 về việc tăng cường công
tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch số 25-KH/TU
ngày 31/3/2017 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày
12/01/2017 của Ban Bí thư.
Tuy
nhiên, sau khi thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, tỉnh Lâm Đồng gặp
nhiều khó khăn vướng mắc như: thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng
theo Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ bị
vướng mắc nên nhiều dự án không thể triển khai thực hiện, một số
chương trình phục vụ công tác an ninh quốc phòng, an sinh xã hội phải
dừng lại chờ ý kiến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến ảnh
hưởng tới môi trường thu hút đầu tư, người dân chậm cấp đất để sản
xuất theo kế hoạch; Đặc biệt, tình hình di dân di cư tự do vào các vùng lõi của rừng tự
nhiên có xu hướng xảy ra ngày càng nhiều, phức tạp, tỷ lệ các vụ vi
phạm chống người thi hành công vụ có chiều hướng gia tăng cả về số vụ lẫn tính chất và mức độ dẫn đến xảy ra xung đột
với người dân. Do đó, trong thời gian tới tỉnh cũng đề nghị Chính
phủ tổ chức Hội nghị về dân di cư tự do tại khu vực Tây nguyên, để định hướng
chỉ đạo thống nhất giải quyết dân di cư tư do tại khu vực Tây nguyên.
Tại buổi làm việc với Ủy ban tỉnh Đăk Nông và
lãnh đạo Sở ban ngành có liên quan, đồng chí Trương Thanh Tùng - Phó Chủ
tịch tỉnh đã báo cáo với Đoàn công tác về tình hình triển khai thực hiện
Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng và Kết luận Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị
về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.
Đồng chí Trương Thanh Tùng-Phó chủ tịch
tỉnh Đăk Nông phát biểu tại cuộc họp
Sau khi nhận được Thông báo số 191/TB-VPCP
ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày
19/9/2016, về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, trong quá trình
triển khai tỉnh gặp một số tồn tại hạn chế cần các bộ, ban, ngành
xem xét hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc như sau:
Đối với công tác giao đất giao rừng: tại khoản
1, điều 135, Luật đất đai 2013, quy định với rừng sản xuất là rừng tự nhiên
giao cho các ban quản lý rừng; không giao cho các đối tượng là cá nhân và công
đồng dân cư, mà các đối tượng này chỉ được thuê quyền sử dụng rừng; như vậy đối
với diện tích rừng sau giải thể các công ty lâm nghiệp theo Nghị định
181/2004/NĐ-CP, phần lớn diện rừng rừng còn lại rất manh mún, xen kẽ trong
diện tích đất đã xâm canh, canh tác cây công nghiệp không thể giao, cho thuê
được.
Trong 40 doanh nghiệp tư nhân đã được UBND tỉnh cho thuê đất, thuê rừng
đầu tư dự án sản xuất nông lâm nghiệp; Diện tích rừng tự nhiên chủ yếu thực hiện giải
pháp khoanh nuôi bảo vệ, không được khai thác, cải tạo rừng nghèo để trồng
rừng, nhưng phải thuê rừng, nộp tiền theo quy định; chỉ được hưởng chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng, các chính sách khác không được hưởng (như theo
QĐ 2242/2014/QĐ-TTg, QĐ 38/2016/QĐ-TTg, Nghị định 75/2015/NĐ-CP); việc này khó
khăn cho DN trong quản lý, bảo vệ rừng, không công bằng với các chủ rừng khác…
Sau buổi làm việc với Ủy ban nhân dân
tỉnh Đăk Nông, đoàn công tác do thiếu tướng Trần Đình Thu - Ủy viên
Chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nguyên làm trưởng đoàn đã có buổi thị
sát hiện trường vụ phá rừng với diện tích hơn 46 ha xảy ra tại tiểu
khu 1685 trên địa bàn xã Quảng Sơn (huyện Đắk Glong) vào tháng 3/2017 vừa qua.
Hiện trường vụ vi phạm phá rừng tại
tiểu khu 1685 thuộc xã Quảng Sơn huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
Đánh giá về tính chất nghiêm trọng của
vụ phá rừng tại hiện trường Thiếu tướng Trần Đình Thu cho rằng các
đối tượng lâm tặc rất liều lĩnh và xem thường pháp luật. Vì vậy,
cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời nếu không rừng có nguy cơ tiếp
tục bị xâm hại.
Đoàn công tác và các Sở, ban, ngành thị sát hiện trường tại tiểu tiểu khu 1685 thuộc xã Quảng Sơn huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
Qua đợt nắm bắt tình hình quản lý, bảo vệ
rừng, đất rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, đồng chí Trần
Đình Thu ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và
các địa phương của tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông thời gian qua trong việc quản
lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Trước những khó khăn trong công tác quản lý, bảo
vệ và trồng rừng trên địa bàn, đồng chí đề nghị hai tỉnh tiếp tục tăng cường
công tác quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời nhìn thẳng vào thực tế diện tích rừng
bị phá trong những năm vừa qua, những kẽ hở trong cơ chế chính sách, trách
nhiệm của chủ rừng và các đơn vị có liên quan…
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, hai
tỉnh cần có những kiến nghị thiết thực, cụ thể trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên sẽ là cầu nối để các bộ, ban, ngành Trung ương sớm
nắm bắt, quan tâm giải quyết những vấn đề thực tế tại địa phương để công tác
quản lý, bảo vệ rừng thời gian tới ngày càng tốt hơn.
Nguồn: T.P-Chi cục Kiểm lâm vùng
IV