Các địa phương cần tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi, những ngày thời tiết ấm có mưa ẩm để trồng rừng, đảm bảo đạt tỷ lệ cây sống cao. Không trồng rừng vào những đợt giá rét, sương muối hoặc những đợt khô hạn kéo dài, đặc biệt tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đó là yêu cầu tại văn bản số 2265/TCLN ngày 20/12/2018 của Tổng cục Lâm nghiệp gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đảm bảo hiệu quả và hoàn thành kế hoạch phát triển rừng vụ Xuân năm 2019.
Sau hơn 15 năm bám trụ đất rừng để mưu sinh bằng nghề trồng rừng, 3 năm gần đây, anh Trần Văn Điện (36 tuổi) trú ở thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên) đã thu được tiền tỷ từ… rừng trồng.
Tiếp chuyện chúng tôi trong cánh rừng bạt ngàn màu xanh, anh Trần Văn Điện tâm sự: “Tôi sinh trưởng trong gia đình nông dân. Cha tôi – ông Trần Văn Tư suốt ngày đêm bám đồng đất ở làng quê này để thực hiện ước mơ biến đồi trọc vùng Mật Cật, Suối Thị, Hóc Chản, Rọ Hươu… thành rừng. Giữa thời buổi cày cuốc thủ công, giao thông cách trở, nhưng cha tôi đã tạo lập vườn rừng 5 ha kết hợp chăn nuôi bò bằng sức lao động bền bỉ nên ông là một trong số hàng chục người được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân sản xuất giỏi” toàn quốc vào năm 1995”.
(Chinhphu.vn) - Muốn trở thành ‘người khổng lồ’ của ngành đồ gỗ thế giới, Việt Nam chỉ có thể dựa vào năng lực lõi với nguồn nguyên liệu rừng trồng hợp pháp, công nghệ chế biến ngày càng hiện đại và nguồn nhân lực có kỹ năng.
Đây là những điểm đồng thuận lớn được giới chuyên gia phân tích và đại diện các cơ quan quản lý ngành khẳng định tại Hội thảo về ngành đồ gỗ mới diễn ra tại TPHCM ngày 7/12 vừa qua.