Theo nghiên cứu của các chuyên gia môi trường: Một dải
rừng ngập mặn ven biển dày 100m có thể hóa giải năng lượng sóng biển, giúp ngăn
sự tàn phá của nước biển dâng, bảo vệ hữu hiệu dân cư, các khu du lịch, khu vực
nuôi trồng thủy sản… ven biển. Rừng ven biển còn giúp hấp thụ khí gây hiệu ứng
nhà kính, giúp giảm nhiệt bề mặt trái đất.
Cây đước trồng ở sông
Cái, phường Phú Hài (Phan Thiết) phát triển tốt.
|
Bình Thuận từ đầu năm đến nay tuy chưa xảy ra mưa lớn, lũ
ống, lũ quét như các tỉnh phía Bắc, nhưng đã xảy ra hạn hán, sạt lở ven biển,
lốc xoáy ở một số nơi, gây thiệt hại không nhỏ tài sản của người dân. Trước
diễn biến bất thường của thời tiết, Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp
chống biến đổi khí hậu. Trong đó có Dự án trồng rừng ven biển. Tại Phú Quý,
Trạm Lâm nghiệp đã và đang thực hiện đề tài thử nghiệm trồng rừng ven biển ở 3
xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải và đã trồng 15.000 cây đước, cây mắm biển và
cây đưng. Các loại cây trồng này bước đầu có tác dụng trong việc chống xói lở
bờ biển.
Bình Thuận có bờ biển dài 192km, có nhiều vị trí gây ra
ngập úng, sạt lở bờ biển, cát bồi lấp, như: Bình Thạnh, Chí Công, Phước Thể
(Tuy Phong); Phan Rí Thành, Hòa Thắng (Bắc Bình); Mũi Né, Thiện Nghiệp, Phú
Hài, Tiến Thành (Phan Thiết); Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam); Tân Tiến,
Tân Bình (La Gi); Sơn Mỹ (Hàm Tân)… cần phải sớm trồng rừng ven biển. Tuy
nhiên, dự án trồng rừng ven biển giai đoạn 2015 - 2020, ngày 27/4/2015 mới được
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề cương, khảo sát, thiết kế, lập dự án, nên chưa
triển khai trồng trên diện rộng.
Nguồn, Ảnh, Web: Quang Phát - Báo Bình
Thuận Online
Web: http://www.baobinhthuan.com.vn/