Thiết lập khung pháp lý điều chỉnh theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp

09/06/2017

Chiều nay, 6.6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). Theo đánh giá của cơ quan thẩm tra, dự thảo Luật được xây dựng công phu, nhiều nội dung mới, các chương, mục, điều, khoản bảo đảm tính logic và khoa học hơn; góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng.

Qua 12 năm thực hiện, Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV - PTR) 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi để thực hiện những chuyển đổi mang tính chiến lược của ngành lâm nghiệp. Diện tích rừng từ 12.306 triệu ha với độ che phủ rừng 37% năm 2004 tăng lên 14.377 triệu ha với độ che phủ rừng 41,19% vào năm 2016; sản lượng gỗ rừng trồng hàng năm đạt khoảng 20 triệu m3, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 7 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay Luật BV - PTR đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật. Vấn đề đặt ra cần sửa đổi Luật BV - PTR nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp. Cụ thể:

Liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp

Về phạm vi điều chỉnh: Dự thảo Luật BV - PTR (sửa đổi) đã mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp nhằm tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, bảo đảm chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm. Quy định như vậy đã thể hiện rõ lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng.

Đọc tiếp bản đầy đủ bấm link dưới đây