Những tiếng cưa lốc ngày đêm gầm rú trong cánh
rừng ở huyện Đắk Song, cây rừng vẫn đổ, lâm tặc vẫn hoành hành. Nhưng tại sao
không bị xử lý.
Đại công trường trước… chốt kiểm lâm
Trước đó vào tháng 6/2016, tại TP Buôn Ma
Thuột (Đắk Lắk), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng Bộ Công an – Thượng
tướng Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì Hội nghị các giải
pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
giai đoạn 2016- 2020.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
chỉ đạo lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên đóng tất cả rừng tự nhiên. Cùng với đó yêu
cầu các cấp ủy, chính quyền, kiểm soát, công an, tòa án…nâng cao trách nhiệm
được giao ngăn chặn tình trạng tàn phá rừng đang xảy ra.
Tuy nhiên, bất chấp trước lệnh đóng cửa rừng
đó, nhiều cánh rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, vẫn ngày đêm bị lâm tặc
xẻ thịt.
Trong vai những người đi bẫy chim, những người
đi hái măng, chúng tôi đã tìm đường vào những cánh rừng trên địa bàn huyện Đắk
Song (tỉnh Đắk Nông).
Điểm đến đầu tiên là lâm phần của Công ty TNHH
MTV Đắk N’Tao, xã Nâm N Jang, Đắk Song, hiện đang bị triệt phá một cách không
thương tiếc. Những cánh rừng bị lâm tặc đốn hạ nằm cách trạm gác của kiểm lâm
và trạm liên ngành không xa. Từng cây lớn bị cưa hạ để lấy gỗ bán ra bên ngoài
cho các đầu nậu, những miếng bìa và cây nhỏ thì sẻ làm trụ trồng Tiêu…những chỗ
cưa triệt hạ hết khi cây khô thì dân đốt để trồng cây.
Đi vào gần khu rừng bị phá chúng tôi nghe thấy
tiếng cưa, xẻ gỗ dội vào tai. Phía bên ngoài bìa rừng vẫn rất rất bình yên
nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Còn bên trong hàng loạt cây bị người dân chặt phá để
lấy đất làm nương rẫy, nhiều nơi cây còn đang ứa mủ vì cây mới bị chặt hạ.
Men theo đường mòn đi sâu vào cánh rừng, phóng
viên tận mắt thấy những rẫy cà phê, tiêu được người dân nơi đây trồng xanh tốt
trên các cánh rừng bị đốn hạ, nhiều cây gốc vẫn còn cháy đen. Nhìn những cánh
rừng bị triệt hạ cho nhiều mục đích khác nhau ở nơi đây chúng tôi không khỏi
xót xa.
Bấm link dưới đây để đọc tiếp