Gỗ lậu được tập kết trái phép ở các bãi gần lối mở dẫn vào cửa khẩu Lệ Thanh rồi được phù phép để bán ra thị trường một cách công khai.
Thông qua đường dây nóng, Tòa soạn Phapluatplus.vn nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về tình trạng mua bán gỗ lậu tại cửa khẩu Lệ Thanh thuộc huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai được hợp thức hóa có dấu búa của kiểm lâm, ngang nhiên chở giữa thanh thiên bạch nhật, qua mặt hàng loạt cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai.
Thời gian qua, một số diện tích đất được UBND tỉnh Đắk Nông giao cho Công ty TNHH Thủy điện Mê Kông II (Công ty Mê Kông II), chủ dự án công trình thủy điện Đắk N’teng, ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) để trồng rừng phòng hộ đã bị người dân địa phương lấn chiếm canh tác nông nghiệp. Mặc dù sự việc được phát hiện và báo cáo lên chính quyền địa phương từ rất sớm, các đối tượng vi phạm cũng được xác định nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí ngày càng diễn biến phức tạp.
Ngày 5.5, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, đã ra văn bản nhấn mạnh, địa phương nào để xảy ra phá rừng thì Chủ tịch huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm.
Trong bối cảnh rừng địa phương liên tục bị tàn phá, thu hẹp, tỉnh Gia Lai kiên quyết: Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, cháy rừng, khai thác, lấn chiếm rừng; giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình mà không xử lý kịp thời thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.
Để giữ rừng hiệu quả, UBND tỉnh Gia Lai cũng đề nghị các sở ngành, Công an, Viện trưởng Viện KSND, Chánh án TAND tỉnh xử lý triệt để, nghiêm minh đối với các băng nhóm tội phạm vi phạm quy định pháp luật bảo vệ rừng.