Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng tại Bút phê Thư mời số 98/2024 UNJP/GLO/795/UNJ, ngày 28/6/2024 của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc tại Việt Nam về việc mời tham sự hội thảo khu vực Đảm bảo tương lai của rừng bằng quản lý rủi ro (lửa rừng) tổng hợp (AFFIRM).
Cục Kiểm lâm ban hành Quyết định số 170/QĐ-KL-XDLL ngày 16/7/2024 Về việc cử cán bộ đi công tác/học tập tại nước ngoài. Từ ngày 12/8 đến ngày 14/8/2024 tại thành phố Seoul, Hàn Quốc, thành phần Đoàn tham gia công tác của Việt Nam gồm có 03 đại biểu đến từ Cục Kiểm lâm (các Đồng chí: Nguyễn Quốc Hiệu - Trưởng phòng, Nguyễn Thế Anh - Phó Trưởng phòng, Vũ Cao Sơn - Kiểm lâm viên Chi cục Kiểm lâm vùng IV) và 01 đại biểu đến từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Tiến sĩ Vũ Văn Định) cùng 01 thành viên của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam: Chị Lê Hà Phương;
Hội thảo được tổ chức và tài trợ bởi Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) - Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc; cùng với sự tham dự của các thành viên đến từ các quốc gia CHDCND Lào (Cục Lâm nghiệp và Đại Học Quốc gia Lào); Campuchia (Cục Lâm nghiệp và Đại học Nông nghiệp Hoàng gia); Thái Lan (Cục Lâm nghiệp Royala, Cục Công viên Quốc gia và Đối tác tư vấn) cùng các thành viên hỗ trợ của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) tại 04 quốc gia và các thành viên của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đến từ Hàn Quốc và Philippines;
Hội thảo diễn ra trong 3 ngày, các ông/ bà: Ông Brett Shields (Cố vấn kỹ thuật trưởng của Dự án AFFIRM, Văn phòng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của UNFAO), bà Lee.Sangick (NFOD), bà Steil.Lara (NFOD), bà Marina Tornorsam, Ông Orlando Panganiban … trình bày và hỗ trợ trình bày. Hội thảo tập trung thảo luận các mục tiêu chung: Quản lý rủi ro (lửa rừng) tổng hợp là một loạt các hành động được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch và quản lý nhằm giảm thiểu, sẵn sàng, ứng phó và phục hồi sau cháy rừng, bao gồm các hoạt động nhận thức về lửa rừng, phòng chống lửa rừng, đốt có kiểm soát, chia sẻ và phối hợp: phát hiện lửa rừng, chữa cháy, phục hồi thiệt hại do lửa rừng và nghiên cứu ở các cấp (xã, huyện, tỉnh và quốc gia) để tạo ra môi trường bền vững và cân bằng, giảm thiệt hại do lửa rừng và thúc đẩy việc sử dụng lửa có ích. Sự giảm thiểu lửa rừng: là các hoạt động được xây dựng, phát triển để giảm thiểu và quản lý nguyên nhân, bùng phát của lửa rừng. Ứng phó: là các hành động phối hợp để cung cấp các nguồn lực (con người, phương tiện, công cụ) chính xác với thông tin đám cháy phát sinh mà không bị chậm trễ. Sẵn sàng: Giảm thiểu rủi ro do lửa rừng thông qua lập kế hoạch, đào tạo, phát hiện sớm lửa rừng. Khôi phục: Hậu quả của một vụ cháy rừng đòi hỏi phải phục hồi khu vực bị cháy. Trong các khu vực trồng rừng mục đích kinh tế - thương mại có thể cần phải giảm thiểu sớm các vật liệu cháy (nguồn lửa) và thực hiện trồng rừng thay thế tại các khu vực có diện tích bị thiệt hại do lửa rừng gây nên.
Nghe và xem trình bày kỹ thuật quản lý rủi ro (lửa rừng) tổng hợp của Tổ chức FAO; kỹ thuật quản lý rủi ro (lửa rừng) tổng hợp của đất nước Hàn Quốc; kỹ thuật quản lý rủi ro (lửa rừng) tổng hợp của Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc (KFS); bằng cách phân tích các nguyên nhân cùng các thách thức đang đối mặt hiện nay như
- Nguyên nhân gây nên lửa rừng phần lớn là do ý thức của con người sử dụng lửa để khai thác lâm sản từ rừng và gần rừng, do đó cần sự hợp tác của các quốc gia có biên giới chung đối với việc quản lý rủi ro (lửa rừng) bằng các chính sách phòng chống lửa rừng nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại về tài sản và con người do lửa rừng gây nên với các chiến lược như tăng cường các biện pháp quản lý phòng chống lửa rừng theo các nguyên nhân, thiết lập hệ thống cảnh báo, giám sát dựa vào ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy việc thiết lập các hệ thống ứng phó lửa rừng và thực hiện các bước chữa cháy ban đầu khi có lửa rừng phát sinh;
- Hàn Quốc với phần lớn Rừng chiếm 63% diện tích toàn quốc có số lượng cây trồng trên mỗi ha: 165 triệu (2020) nên sẽ tập trung kiểm soát lửa rừng trên các khu vực có dân cư tập trung đông đúc bằng cách thúc đẩy tiếp cận cộng đồng, hướng dẫn sử dụng lửa trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp để phòng ngừa lửa rừng bùng phát;
- Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc (KFS) là trụ sở chính liên kết với các trung tâm Khoa học Lâm nghiệp, Vườn Quốc gia Hàn Quốc để thực hiện việc thiết lập các biện pháp ứng phó với lửa rừng và khi có lửa rừng phát sinh thì huy động các nguồn lực tại chỗ (phương tiện, vật lực, con người) để dập tắt lửa rừng;
Bằng việc phân tích những Dữ liệu tổng quan; Đời sống kinh tế và việc sử dụng lửa; Pháp luật và thể chế; Lửa rừng, nguyên nhân và động lực, các quốc gia đã nêu lên những khó khăn thách thức đối với việc giảm thiểu rủi ro do lửa rừng gây ra, cũng như ở Việt Nam việc sử dụng lửa để đốt dọn sau khai thác rừng trồng hoặc chuẩn bị khu vực trồng rừng cho mùa vụ mới chiếm 63,9% số vụ cháy rừng, còn lại là các nguyên nhân khác;
Đ.c Vũ Cao Sơn – Kiểm lâm viên Chi cục Kiểm lâm vùng IV trình bày tại hội thảo
Tại buổi hội thảo, các nước đánh giá cao những thông tin mà buổi hội thảo đã cung cấp: thông tin cơ bản về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý rủi ro (lửa rừng) tổng hợp nhằm đảm bảo tương lai của rừng, việc sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại (Dron, trực thăng) vào việc chữa cháy rừng. Bên cạnh đó cũng còn những vấn đề các nước nêu ra cần được quan tâm xem xét như:
- Sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chữa cháy rừng của các quốc gia áp dụng khoa học công nghệ, phương tiện hiện đại (trực thăng chở nước chữa cháy, thiết bị UAV quan sát, theo dõi diện tích cháy) vào chữa cháy rừng, vào mục tiêu phòng chống cháy rừng.
- Vấn đề cung cấp thông tin cảnh báo cháy rừng đến các chủ rừng, những nơi không phủ sóng di động, vấn để chia sẻ thông tin với cư dân sống gần rừng về tình trạng phát sinh lửa rừng;
- Vấn đề lực lượng tham gia công tác chữa cháy rừng tại các quốc gia khi xảy ra cháy rừng;
Cùng với mong muốn giảm thiểu rủi ro lửa rừng thông qua các kiến thức được cung cấp tại buổi Hội thảo./.
Nguồn: Vũ Cao Sơn - Đội KLCĐ và PCCCR, Chi cục Kiểm lâm vùng IV
Một số hình ảnh đính kèm